Kết quả tìm kiếm cho "Cá chạch lấu sông"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 112
Tỉnh xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân. Từ đó, An Giang đã tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống, đạt nhiều kết quả.
Thời gian qua, huyện Châu Thành tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm, nhằm tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, quan tâm hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Bình minh vừa “leo” qua khỏi mặt sông, tiếng máy chạy lạch cạch rẽ nước ràn rạt, tiếng ít ới gọi nhau đánh thức “chợ trôi” mùa nước nổi. Trên ghe, thương hồ phân phối hàng nông sản miệt dưới cho mối lái để kịp chạy về bán vào buổi sáng tại chợ quê. Từ lâu, việc buôn bán trên sông bằng ghe, xuồng tấp nập đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ sông nước Cửu Long được lưu truyền hàng trăm năm. Nhờ hoạt động buôn bán này, thương hồ và tiểu thương có thu nhập ổn định quanh năm.
Đồng nước nổi tháng 8 âm lịch đã dâng cao. Sản vật mùa nước nổi cũng phong phú theo con nước về. Đã bao giờ bạn đi chợ quê vào mùa nước nổi chưa? Hẳn đó sẽ là trải nghiệm khó quên với những ai đã từng trải qua!
Mùa nước nổi, trên các tuyến kênh giáp biên ở vùng đầu nguồn, thương lái xuôi ngược ghe, xuồng cân, buôn cá đồng tấp nập. Có mặt tại cánh đồng lũ ven biên xã Phú Hội (huyện An Phú), chúng tôi bắt gặp không khí cân, bán cá giữa ngư dân và thương lái rất nhộn nhịp. Dõi theo dòng kênh, những chiếc vỏ lãi chạy qua lại rẻ nước ràn rạt chở cá đồng, tạo nên khung cảnh làm ăn sôi động trong mùa nước nổi.
Mùa nước nổi ở An Giang không chỉ mang lại phù sa cho những cánh đồng ngập nước, mà còn đem đến cho người dân nhiều sản vật thiên nhiên vô cùng phong phú. Qua đôi bàn tay khéo léo của người nấu, sự tinh tế trong cách chế biến, sự kết hợp của các nguyên liệu với nhau, tuy dân dã, mộc mạc, nhưng vẫn không kém phần độc đáo, hấp dẫn, mang đậm nét đặc trưng và hương vị đậm đà khó quên.
An Giang là tỉnh đầu nguồn ĐBSCL, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua nên nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú. Thời gian qua, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) đang cơ cấu lại sản xuất theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, thích ứng biến đổi khí hậu. Ngành nông nghiệp địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thường niên của UBND huyện An Phú (tỉnh An Giang). Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản trên địa bàn huyện nói chung, khu vực búng Bình Thiên nói riêng.
Trước hiện tượng các loài cá đồng bị khai thác quá mức như hiện nay, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã tích cực thực hiện biện pháp tái tạo nguồn lợi thủy sản, kiểm soát người dân sử dụng ngư cụ cấm khai thác thủy sản nhằm bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên.
Tháng 8, dòng Mekong đỏ quạch phù sa, bà con rục rịch mang ngư cụ khai thác cá, tôm theo con nước.